Thi HSKK điểm cao? là một trong những vấn đề đang được sự quan tâm của rất nhiều người học tiếng Trung, đặc biệt là những người đang có ý định lấy chứng chỉ khẩu ngữ.
1. HSKK là gì?
Khác với HSK, HSKK là viết tắt của 汉语水平口语考试 / Hànyǔ shuǐpíng kǒuyǔ kǎoshì /: Kỳ thi kiểm tra trình độ khẩu ngữ tiếng Trung dưới hình thức thu âm. Với mục đích nhằm đánh giá trình độ biểu đạt bằng khẩu ngữ, kiểm tra kỹ năng nói của người học tiếng Trung không phải là người bản ngữ.
Thi HSKK bao gồm 3 cấp bậc, mỗi cấp bậc sẽ có một lượng từ vựng, ngữ pháp đi kèm tương ứng như sau:
Sơ cấp: Cần nắm khoảng 200 từ vựng thông dụng.
Trung cấp: Tương đương 900 từ vựng.
Cao cấp: Tương đương 3000 từ vựng.
2. Kinh nghiệm luyện thi HSKK hiệu quả
Vì HSKK là kỳ thi thiên về khẩu ngữ, chính vì vậy nếu muốn đạt điểm cao, chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc luyện khẩu ngữ thật chuẩn, đồng thời nắm vững cách dùng từ vựng cũng như cấu trúc ngữ pháp. Dưới đây là một số kinh nghiệm luyện thi đạt điểm cao.
2.1 Luyện phát âm, nói thật to và rõ ràng
Để đảm bảo cho kỳ thi diễn ra suôn sẻ, việc phát âm to và rõ ràng là một trong những yếu tố cần phải chú trọng.
Trong quá trình làm bài, mặc dù thí sinh ngồi cách nhau 1 mét nhưng mức độ ảnh hưởng tiếng ồn vẫn rất cao. Nếu giọng nói của bạn bị nhỏ hoặc phát âm không rõ, điều này sẽ bị lấn át bởi tiếng nói của thí sinh khác xung quanh. Vì vậy, hãy luyện tập phát âm to và chính xác để bài thi được hoàn thiện nhất.
Chú ý phát âm: Nếu bạn bị ngọng l/n mà đọc là “lì” là “nì” là hết sức nguy hiểm, nên cần phải tập trung điều chỉnh giọng thật chuẩn, đặc biệt các âm /sh/, /z/, /ch/, /zh/,…
2.2 Thuộc lòng từ vựng tương ứng với mức độ chứng chỉ bạn cần lấy
Như mình đã nói ở phần 1, vì mỗi cấp độ chứng chỉ thi HSKK có lượng từ vựng riêng tương ứng đi kèm. Cho nên bạn cần phải nắm thật vững phần từ vựng này để đạt được thành tích tốt.
2.3 Tập thói quen luyện nghe mà không cần nhìn sub
Bạn có thể bật các chương trình truyền hình hoặc những bộ phim hay bên Trung Quốc để luyện nghe, sau khi nghe được 1 đoạn, hãy bấm dừng và đọc theo. Ngoài ra bạn hãy thử dịch sau khi nghe xong và cuối cùng mới nhìn sub để kiểm tra xem bạn đã đọc và dịch đúng hay chưa, hiểu được bao nhiêu phần trăm.
Ngoài việc trau dồi kỹ năng luyện nghe không cần nhìn sub, bạn nên luyện theo cách vừa nghe vừa note lại ý chính. Vì từ các ý chính này, khi thi bạn có thể tận dụng để diễn đạt lại nội dung một cách đầy đủ nhất.
2.4 Đăng ký tham gia khóa luyện thi HSKK
Hán ngữ Trần Kiến là một trong những trung tâm tiếng Trung đi đầu về khóa học uy tín, chất lượng, đặc biệt là lớp luyện thi chứng chỉ thi HSKK tại TPHCM. Luôn làm việc trên tinh thần “uy tín – chất lượng – tận tâm”, trung tâm luôn tự hào mang đến cho bạn:
- Đội ngũ giáo viên là người bản xứ chuyên môn cao.
- Lộ trình học tập bài bản, chất lượng.
- Phương pháp giảng dạy hiệu quả, dễ nhớ.
- Cải thiện cách phát âm nhanh chóng.
- Tập trung các mẹo làm bài để đạt điểm tuyệt đối.
- Giáo trình chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của học viên.
3. Bí quyết để thi HSKK đạt điểm cao
3.1 Tìm hiểu cấu trúc của đề thi HSKK
Dù bạn tham gia kì thi nào, cũng cần nên biết dạng đề để tránh mất thời gian không đáng có khi làm bài thi.
Cấu trúc đề thi HSKK bao gồm 3 phần:
Phần 1: Nghe xong nhắc lại.
Phần 2: Nghe và trả lời câu hỏi / Miêu tả hình ảnh / Đọc một đoạn có sẵn trong đề thi HSKK.
Phần 3: Trả lời câu hỏi.
Nghe và nhắc lại | Nghe và trả lời câu hỏi | Miêu tả tranh có sẵn trong đề thi | Đọc một đoạn có sẵn trong đề thi | Trả lời câu hỏi có sẵn trong đề thi | |
HSKK Sơ Cấp | 15 câu | 10 câu | 2 câu | ||
HSKK Trung Cấp | 10 câu | 2 câu | 2 câu | ||
HSKK Cao Cấp | 3 đoạn | 1 câu | 2 câu |
Lưu ý: Trước khi bắt đầu thi bạn sẽ phải trả lời cho câu hỏi về tên, quốc tịch, số báo danh.
- 你叫什么名字?/ Nǐ jiào shénme míngzì? / Tên của bạn là gì?
- 你是哪儿国人?/ Nǐ shì nǎ’er guórén? / Bạn đến từ đâu?
- 你的序号是什么?/ Nǐ de xùhào shì shénme? / Số báo danh của bạn là gì? (Chỉ đọc 5 số cuối).
Đây là phần thông tin cơ bản, vì vậy hãy chuẩn bị thật tốt để hạn chế trả lời sai bạn nhé.
Hình thức thi: Khi máy đọc xong câu nào, bạn phải đợi đến khi có tiếng bíp, sau đó bạn mới được trả lời. Nếu bạn trả lời trước, đáp án khi đó sẽ chưa được ghi lại và tuyệt nhiên bị mất điểm oan.
3.2 Ghi chú lại ý chính đã nghe được
Bạn cần tập trung cao độ nghe, cố hiểu nội dung chính không nhất thiết phải nhớ từng câu, từng từ, từng thanh điệu.
Sau khi đoạn ghi âm nói xong bạn thuật lại theo trí nhớ của mình càng chính xác càng tốt, không bịa thêm, cũng không bớt đi. Điều quan trọng nhất là ý nghĩa của câu không thay đổi.
Nếu tốc độ viết chữ Hán của bạn chưa nhanh, bạn có thể thay thế bằng cách viết pinyin. Miễn sao khi nói lại, bạn có thể nhìn nháp mà đọc được những ý cơ bản cần thuật lại khi làm bài.
Nghe và lặp lại, tức là loa sẽ đọc từng câu một, sau mỗi câu sẽ có một khoảng thời gian dừng lại để cho bạn lặp lại câu vừa nghe.
Ví dụ đề cho là: 她对中国历史很感兴趣 / Tā duì zhōngguó lìshǐ hěn gǎn xìngqù /.
Bạn không được nhìn dòng chữ bên trên, bạn chỉ được nghe âm thanh, vì vậy cần nghe kĩ và lặp lại cả câu đó càng chính xác càng tốt.
3.3 Tập trung cao độ khi trả lời
Vì những thí sinh xung quanh cũng đều cùng lúc đồng thanh đọc nên bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều này dễ làm bạn mất tập trung, có nhiều trường hợp đã bị đọc sai và đọc nhầm “râu ông này cắm cằm bà kia”.
Để khắc phục điều này, không còn gì khác ngoài việc chuẩn bị tâm lý thật tốt, luôn tập trung cao độ và cần phát âm trả lời thật to để không bị xao lãng bởi ai khác.
3.4 Không thêm không bớt khi lặp lại nội dung nghe
Việc thêm hay bớt nội dung nghe mặc dù vẫn có thể đúng nội dung câu, nhưng bạn cần ưu tiên trả lời một cách chính xác nhất có thể. Điều này bạn cần lưu ý để tránh mất điểm.
Ví dụ đề cho: 这皮鞋穿着很舒服 / Zhè píxié chuānzhuó hěn shūfú /.
Đến lúc nói thiếu “zhe”, thêm “de” thành: 这皮鞋穿得很舒服 / Zhè píxié chuān dé hěn shūfú / => Cấu trúc và nghĩa đều không sai nhưng không giống câu đề đưa ra thì chắc chắn bị trừ điểm.
3.5 Tận dụng tối đa 10 phút khi chuyển phần thi
Khi kết thúc phần 1 bạn sẽ có 10 phút để chuẩn bị cho phần 2 và phần 3.
Vì vậy, cần chia thời gian là 5 phút chuẩn bị cho phần 2 và 5 phút chuẩn bị cho phần 3.
Sau 10 phút, sẽ có thông báo hết thời gian chuẩn bị 10 phút rồi, bắt đầu làm câu tiếp theo.
3.6 Xác định được trọng tâm nội dung của bức tranh
Nếu làm phần miêu tả hình ảnh, bạn cần linh hoạt sử dụng hết tất cả những vốn từ mà bạn có để lấy được nhiều điểm nhất có thể.
Hãy vận dụng trả lời các câu hỏi như ai? cái gì? khi nào? ở đâu? tại sao? như thế nào? khi bạn nhìn bức tranh. Hãy nói thật nhiều những thứ có liên quan đến bức tranh và bạn cần mở rộng ra để lấy thêm điểm.
Nên vận dụng thành ngữ nếu có thể để điểm cao. Nếu không nhớ thành ngữ, có thể đưa ra lời khuyên (Ví dụ chúng ta nên và không nên làm gì? rút kinh nghiệm như thế nào qua bức hình?).
Mỗi tranh miêu tả khoảng 6-8 câu là được, hãy chắc chắn các câu mình nói là đúng và có ý nghĩa, đừng lan man lạc đề.
3.7 Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi
Khi làm phần cuối: Trả lời câu hỏi, bạn cần trả lời đúng ý, sau đó hãy mở rộng vấn đề, để bài làm trở nên dài hơn hãy tiếp tục trả lời cho những câu hỏi ai? cái gì? ở đâu?… Cuối cùng, bổ sung thêm bài học rút ra, vận dụng các thành ngữ tiếng Trung.
TRỤ SỞ CHÍNH TRUNG TÂM TIẾNG TRUNG HÁN NGỮ TRẦN KIẾN
- Địa chỉ: 13 Đường số 1 Khu Dân Cư Cityland Phường 7 quận Gò Vấp
- Hotline: 036 4655 191
- caulacbotiengtrung365@gmail.com
- caulacbotiengtrung.edu.vn
- FANPAGE
TÌM HIỂU THÊM