Cách làm sủi cảo truyền thống Trung Quốc đơn giản nhất

Tháng Năm 4, 2023

Chắc các bạn đã từng biết đến món sủi cảo – một món ăn truyền thống của người Trung Hoa. Sủi Cảo không chỉ phổ biến ở đất nước tỷ dân. Mà còn được ưa chuộng tại các nước khác như: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nhưng các bạn có biết cách chế biến sủi cảo như thế nào không? Cùng mình tìm hiểu về cách làm món sủi cảo truyền thống Trung Quốc đơn giản nhất nhé!

Nguồn gốc của bánh sủi cảo

cach-lam-sui-cao-truyen-thong- trung-quoc-don-gian
Cách làm sủi cảo truyền thống Trung Quốc đơn giản

Theo truyền thuyết, bánh bao nhân hay sủi cảo của Trung Quốc được phát minh vào thời nhà Hán bởi một người tên là Zhang Zhongjian – Trương Trọng Cảnh, một nhà y học cổ truyền nổi tiếng Trung Quốc. Ông Zhang đã trở về ngôi làng cội nguồn của mình trên bờ sông Bạch Hà trong một ngày mùa đông rất khắc nghiệt. Ông đã phát hiện ra những người dân, người thân của ông đang bị đói và rét, đặc biệt là vùng tai của họ bị lạnh buốt. Ông đã đưa ra phương án chữa bệnh “thần kỳ” để giải quyết cho vấn đề này mà không phải là những chiếc mũ len giữ ấm.

Đó là nấu một mẻ thịt cừu, ớt tươi và các loại thảo mộc chữa bệnh, gói chúng trong bột vụn, sau đó gấp chúng lại để trông giống với chiếc tai. Bởi quan điểm “ăn gì bổ nấy”, ăn thực phẩm giống bộ phận cơ thể mà bạn muốn chữa lành, bộ phận đó sẽ khỏi. Thời điểm này cũng là dịp Tết Nguyên Đán. Để chào đón năm mới cũng như hồi phục chứng buốt tai. Mọi người học công thức nấu món Sủi Cảo của ông và nấu vào các dịp đặc biệt.

Đặc điểm của sủi cảo

Chắc hẳn nhiều người sẽ nhầm món ăn này với Há Cảo. Sủi trong tiếng trung là nước (Shuǐ – 水), có nghĩa sẽ được luộc chín. Khác với Há Cảo là được hấp.

Vỏ bánh sủi cảo làm từ bột mì pha trứng cán mỏng, đều. Nhân bên trong gồm có: thịt xay, tôm, cà rốt, hành tây…

Món ăn này khi chín sẽ có màu vàng bắt mắt của trứng gà, lớp vỏ mềm và béo ngậy.

Cách làm món sủi cảo

Sủi cảo là món ăn truyền thống và phổ biến của người Trung Hoa. Mỗi dịp Tết nguyên đán, đặc biệt là trong đêm giao thừa, người Trung Hoa thường ăn sủi cảo để cầu mong sự đoàn viên, may mắn, giàu có và sung túc. Sủi cảo được coi như một nét đẹp trong nền văn hóa ẩm thực lâu đời này.

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, sủi cảo không chỉ được nấu vào những dịp lễ tết mà nó còn xuất hiện trong bữa ăn chính của các gia đình. Bởi sủi cảo có vị ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ làm, nguyên liệu lại có sẵn xung quanh chúng ta.

Hôm nay Hán Ngữ Trần Kiến sẽ chia sẻ cho các bạn công thức làm sủi cảo tại nhà vô cùng đơn giản, dễ làm, mời các bạn cùng tham khảo cách làm sủi cảo dưới đây nhé!

Phần vỏ sủi cảo

  • 200g bột mỳ
  • 110-130 ml nước
  • 1 xíu muối
  • 50g bột bắp (làm bột áo)

Phần nhân

  • 300g thịt lơn xay
  • 1 quả trứng gà
  • 4-6 lá cải thảo non
  • 1 nắm hành lá
  • 1 thìa phở nước mắm
  • 1 thìa phở xì dầu
  • 1 thìa phở dầu hào
  • 1 thìa phở dầu vừng
  • 1 nhánh gừng
  • 1 chút hạt tiêu

Dụng Cụ

  • Phới trộn bột, thanh cán bột
  • Xửng hấp

Hướng dẫn cách làm sủi cảo chi tiết

Bước 1: Nhồi bột

cach-lam-sui-cao-truyen-thong- trung-quoc-don-gian
Cách làm sủi cảo truyền thống Trung Quốc đơn giản

Cho bột mì vào thau nhỏ. Sau đó, hòa tan 1 chút muối trong 130 ml nước ấm khoảng 60 °C. Bắt đầu đổ từ từ 100 ml nước vào thau bột, đồng thời dùng phới khuấy đều. Nếu thấy bột vẫn hơi khô thì cho tiếp dần dần từng thìa nước vào để trộn đến khi không còn bột khô. hú ý không đổ quá nhiều nước cùng 1 lúc.m Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm đậy lại, ủ bột trong vòng 30 phút.

Bước 2: Làm nhân bánh

cach-lam-sui-cao-truyen-thong- trung-quoc-don-gian
Cách làm sủi cảo truyền thống Trung Quốc đơn giản

Trong lúc chờ ủ bột, bạn chế biến nhân bánh. Có rất nhiều cách làm nhân sủi cảo, nhưng Hán Ngữ Trần Kiến xin chia sẻ cách làm nhân thịt đơn giản, chuẩn vị sủi cảo truyền thống nhất.

Gừng đem đập dập, băm nhỏ. Hành lá thái nhỏ. Lá cải thảo rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5-10 phút. Sau đó, để ráo nước, thái thành sợi nhỏ. Tiếp theo, cho tất cả các nguyên liệu gồm: cải thảo, gừng, hành lá, thịt nạc vai xay, 2 quả trứng gà, 1 thìa nước mắm, 1 thìa xì dầu, 1 thìa dầu hào, 1 thìa dầu vừng vào trộn đều.

Cuối cùng bạn rắc thêm 1 chút hạt tiêu vào cho thơm rồi bọc lại.

Một số nơi họ cho thêm tôm vào nhân sủi cảo. Dùng nấm hương để chế biến cũng có thể cho thêm nguyên liệu này vào để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Bước 3: Cách Làm Sủi Cảo – Làm vỏ bánh

cach-lam-sui-cao-truyen-thong- trung-quoc-don-gian
Cách làm sủi cảo truyền thống Trung Quốc đơn giản

Chuẩn bị một bề mặt phẳng rộng, rải một lớp mỏng bột bắp lên. Sau đó, lấy bột ra để lên trên lớp bột bắp, làm như vậy sẽ giúp bột không bị dính, và bột bắp cũng giúp làm cho vỏ bánh có mùi vị thơm ngon hơn.

Tiếp theo cắt đôi và lăn khối bột thành 4 thanh trụ dài, đường kính khoảng 2 cm. Dùng dao hoặc dụng cụ cắt từng thanh bột thành 8 miếng nhỏ. Sau đó dùng khăn sạch và ẩm hoặc màng bọc thực phẩm phủ lên trên giúp bột không bị khô bề mặt.

Bạn lấy từng miếng bột vo tròn trong lòng bàn tay rồi ấn dẹt. Sau đó, bạn dùng thanh cán bột cán thành hình tròn mỏng có phần giữa hơi dày hơn phần mép. Làm lần lượt cho hết bột. Phần bột thừa xung quanh bạn thu lại, vo lại thành khối và lại cán thành miếng tròn mỏng.

Sau khi thu được lớp vỏ bánh hình tròn đều nhau, bạn trải các miếng vỏ ra mặt phẳng hoặc khay rồi rắc nhẹ một chút bột bắp lên để chúng không bị khô và dính vào nhau.

Bạn có thể làm nhiều vỏ bánh sủi cảo một lúc. Nếu không sử dụng hết, bạn bọc chúng lại, cất trong túi kín và bảo quản ngăn mát tối đa không quá 2 ngày hoặc ở ngăn đá trong vòng 30 ngày.

Bước 4: Gói sủi cảo

Bạn lấy thìa xúc nhân bánh cho vào vỏ bánh sao cho vừa đủ gói. Sau đó, bạn gấp 2 mép vỏ bánh lại thành hình bán nguyệt, miết lại cho kín, không để hở. Để bánh không bị bung khi hấp thì trước khi gập đôi và đóng viền, bạn có thể chấm đầu ngón tay cái vào bát nước và quét vào mép bánh.

Bạn dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải ấn vào mép bánh tạo thành các đường diềm hình nếp gấp dọc theo mép bánh.

Bước 5: Hấp sủi cảo

Gói bánh xong bạn xếp sủi cảo vào trong vỉ đặt bên trên nồi hấp. Chú ý không xếp sủi cảo chồng lên nhau để bánh được chín đều, không bị sống. Bạn nên lót một lớp giấy nến hoặc xoa một lớp dầu lên xửng để chống dính. Bạn cũng có thẻ dùng lá cải thảo hoăc bắp cải để lót.

Đặt nồi lên bếp, bạn đun sôi nước trong khoảng 5 phút, sau đó vặn lửa ở nấc vừa phải, đun thêm khoảng 10 phút nữa để bánh chín đều.

Nếu không có xửng hấp bạn cũng có thể đem sủi cảo đi luộc. Bạn đun sôi nước rồi thả sủi cảo vào, khuấy đều để sủi cảo không dính vào nhau. Khi nước sôi trở lại bạn cho một nửa cốc nước lã vào, đậy vung và đun đến sôi. Bạn lặp lại bước này một lần nữa và sủi cảo nổi lên trên mặt nước là được.

Cuối cùng, bạn xếp sủi cảo ra đĩa và mời mọi người cùng ngồi vào bàn thưởng thức nhé! Bạn có thể chấm sủi cảo trực tiếp với nước tương hoặc pha thêm chút giấm, cắt hành, ớt rắc lên trên để làm nước chấm.

TRỤ SỞ CHÍNH TRUNG TÂM TIẾNG TRUNG HÁN NGỮ TRẦN KIẾN

  • Địa chỉ: 13 Đường số 1 Khu Dân Cư Cityland Phường 7 quận Gò Vấp
  • Hotline: 036 4655 191
  • caulacbotiengtrung365@gmail.com
  • caulacbotiengtrung.edu.vn
  • FANPAGE

TÌM HIỂU THÊM

Nhập hàng Quảng Châu – dễ hay khó?

Bí mật livestream thành công từ thị trường nghìn tỷ Trung Quốc

Đừng bỏ qua 3 app luyện nghe tiếng trung miễn phí

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat trên Zalo