Truyền thuyết về ngày thất tịch ở Trung Quốc

Tháng Tám 7, 2024

Các bạn có biết tại sao ngày 7/7 Âm lịch ở Trung Quốc lại được xem là ngày lễ Thất Tịch không? Hãy cùng Hán Ngữ Trần Kiến tìm hiểu Truyền thuyết về ngày thất tịch ở Trung Quốc có gì đặc biệt nhé!

Lễ thất tịch là gì?

ngay-that-tich-o-trung-quoc

Thất Tịch (七夕) là một ngày lễ truyền thống quan trọng của Trung Quốc, lễ Thất Tịch có rất nhiều tên gọi khác như:
Khất Xảo Tiết (乞巧節): Lễ hội để thể hiện tài năng.
Thất Thư Đản (七姐誕): Sinh nhật người chị thứ bảy.
Xảo Tịch (巧夕): Ngày mà đôi nam nữ tặng nhau những chuỗi hạt Hồng Đậu tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.

Vào những ngày này, các bạn trẻ thường ăn chè đậu đỏ thể hiện sự mong mỏi cho tình yêu, hạnh phúc và sự gắn kết của cặp vợ chồng trong truyền thuyết.

Nguồn gốc ngày lễ thất tịch

Chuyện xưa truyền rằng Ngưu Lang là chàng chăn trâu ở dưới chân núi tuy nghèo khó nhưng rất chăm chỉ và luôn hướng thiện. Chàng dành hết tình cảm của mình cho nàng tiên dệt vải là Chức Nữ – con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, người dệt nên những đám mây ngũ sắc sặc sỡ trên bầu trời. Một ngày nọ, Chức Nữ rời khỏi cung trời để tới trần gian tham dự một lễ hội. Tại đây, cô gặp Ngưu Lang và cả hai người đều phải lòng nhau.

Họ bí mật gặp gỡ và dần dần trở nên thân thiết. Cuối cùng, họ quyết định lén lút kết hôn, mặc dù biết rằng tình yêu của họ sẽ trái với ý muốn của Thượng Đế.

Khi Ngọc Hoàng phát hiện ra, Người vô cùng phẫn nộ. Người trừng phạt hai người bằng cách tách họ ra, chỉ được phép gặp nhau một lần mỗi năm vào ngày Thất Tịch (tức là ngày 7 tháng 7 âm lịch).

Để có thể gặp nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ phải vượt qua Ngân Hà – một dòng sông trời ngăn cách họ. Chỉ khi có đàn chim én làm cầu hoặc Ngưu Lang tự tạo thành cây cầu bằng rơm, họ mới có thể gặp nhau. Trong những lần gặp gỡ đó đó hai người đã khóc rất nhiều từ đấy tạo nên những cơn mưa trong ngày Thất Tịch.

Câu chuyện kết thúc bằng tình yêu vĩnh cửu của hai người, dù phải chịu cảnh chia lìa suốt cả năm. Nó trở thành một biểu tượng cho tình yêu vượt qua mọi giới hạn và hy vọng được sống bên nhau mãi mãi.

Ý nghĩa – Truyền thuyết về ngày thất tịch ở Trung Quốc

ngay-quoc-tich-o-trung-quoc

Lễ hội Thất Tịch trở thành biểu tượng của tình yêu, sự hy vọng và niềm vui gặp gỡ. Người dân thường treo những lời nguyện ước lên cây tre hay viết lên giấy và gửi lên trời, cầu mong được gặp gỡ, yêu thương và hạnh phúc như Ngưu Lang và Chức Nữ.

Bên cạnh đó đây cũng là một ngày để tưởng nhớ về tình yêu đôi lứa của Ngưu Lang và Chức Nữ. Tình yêu truyền thuyết này ngày vượt qua ranh giới giữa thần và người nên sau này ngày lễ càng ngày càng được biết đến nhiều như một ngày lễ tình nhân của Trung Quốc và một số nước Đông Á khác trong đó có cả Việt Nam.

Ngoài ra, lễ Thất Tịch cũng mang ý nghĩa về sự phát triển tài năng, năng lực và sự nghiệp của mỗi người. Người dân thường sử dụng dịp này để cảm ơn các nghệ nhân và những nghề thủ công truyền thống.

Như vậy, lễ Thất Tịch có ý nghĩa sâu sắc và phổ biến trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, liên quan đến tình yêu, may mắn, nghệ thuật và triết lý nhân sinh.

Những tập tục phổ biến ở Trung Quốc vào ngày lễ thất tịch

Xâu kim, thêu thùa

Trong lễ hội Thất Tịch ở Trung Quốc, các cô gái sẽ cùng nhau xâu kim, thêu thùa để cầu nguyện với nàng tiên dệt vải – Chức Nữ với mong muốn được ban phước cho đôi tay khéo léo trong các công việc của phái đẹp.

Trồng cây cầu tử

Theo phong tục từ xưa của người Trung Quốc, trước ngày lễ thất tịch, người phụ nữ sẽ rải đất vào một khay gỗ và vùi các hạt đậu vào đó, chăm sóc đợi nó nảy mầm. Các mầm cây phát triển xanh tốt, đại biểu cho mong ước về con cái, sớm có thiên thần nhỏ sẽ trở thành hiện thực.

Bái Chức Nữ

Hàng năm, vào đêm thất tịch, các cô gái sẽ cúng bái Chức Nữ để cầu mong được xinh đẹp, khéo tay và có được gia đình hạnh phúc, ấm no. Bàn tế lễ thường có một bình hoa tươi có buộc chỉ đỏ, lư hương, hoa quả, ngũ tử (quế, táo đỏ, bảng tử, lạc, hạt dưa)… Ngoài ra, có một vật không thể thiếu trong trên mâm cúng đêm thất tích đó chính là “thau thất tỷ”, thau được đan bằng nan tre, dán giấy bên ngoài, bên trong có hình ảnh cầu ô thước, Ngưu Lang, giày dép, quần áo và đồ trang sức. Các cô gái vây quanh, vừa ăn ngũ tử, vừa ngắm sao Chức Nữ và thầm cầu nguyện.

Hy vọng bài viết Truyền thuyết về ngày thất tịch ở Trung Quốc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ Thất tịch.

Hán Ngữ Trần Kiến đang có chương trình “BỐC THĂM MAY MẮN, NHẬN NGAY QUÀ XỊN”. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin cụ thể hãy liên hệ ngay cho Hán Ngữ Trần Kiến nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 13 Đường số 1 Khu Dân Cư Cityland Phường 7 quận Gò Vấp
  • Fanpage Hán Ngữ Trần Kiến
  • Hotline: 036 4655 191
  • caulacbotiengtrung365@gmail.com

Tham khảo thêm:

20 Từ vựng Tiếng Trung chủ đề Tết Trung Thu

Các khu chợ nổi tiếng tại Trung Quốc

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat trên Zalo