Ngày Tết Trung Thu, với những món bánh thơm ngon và những câu chuyện huyền bí, là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Hãy cùng tìm hiểu những Câu chuyện về ngày Tết Trung thu nhé!
1. Nguồn gốc Tết Trung Thu
Tết Trung Thu theo truyền thống rơi vào ngày 15 của tháng 8 âm lịch hằng năm, là một lễ hội truyền thống được kỉ niệm ở văn hóa của Việt Nam. Một văn hoá lâu đời từ Trung Quốc được bắt nguồn từ phong tục cúng trăng vào mùa thu để tạ ơn mùa màng bội thu.
Trong thời hiện đại, mọi người chủ yếu đón Tết Trung thu như một thời gian để đoàn tụ gia đình. Người ta cho rằng mặt trăng vào ngày này là sáng nhất và tròn nhất, điều này mang ý nghĩa gia đình đoàn tụ.
2. Các tên gọi khác của ngày Tết Trung Thu
Người Việt sử dụng nhiều tên gọi khác nhau để chỉ Tết Trung Thu, mỗi tên đều gắn với những ý nghĩa biểu tượng khác nhau.
Tết Rằm tháng Tám: Đây là cách sử dụng ngày để làm tên gọi của tết, tết diễn ra vào ngày Rằm của tháng Tám Âm lịch.
Tết Trung Thu: Đây là tên gọi phổ biến nhất, bởi thời gian diễn ra tết vào giữa mùa Thu.
Tết trông Trăng: Đây là một trong những cái tên đầu tiên của Tết Trung Thu có nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc. Ngày nay, tên gọi này ít được sử dụng, chủ yếu tại các vùng nông thôn Việt Nam – nơi ngắm Trăng là hoạt động chính trong ngày Rằm tháng Tám. Lúc này ánh Trăng sẽ tròn và sáng nhất trong năm nên các gia đình thường tề tựu ngồi bên nhau ngoài sân vừa ngắm Trăng, vừa trò chuyện.
Tết thiếu nhi: Người Việt quan niệm đây là ngày tết dành cho thiếu nhi, là dịp để trẻ em được thỏa sức vui chơi và tham gia các hoạt động đặc trưng của ngày lễ. Hình ảnh trẻ em cười rộn ràng vui đùa cùng nối nhau thành từng hàng để đi rước đèn dưới ánh Trăng tròn trở thành một hoạt động không thể thiếu trong ngày này. Ngoài ra, các em nhỏ còn tụ họp lại bên nhau chơi những trò chơi dân gian như lò cò, ô ăn quan,…
Tết đoàn viên: Đây là tên gọi được sử dụng phổ biến nhất sau Tết Trung Thu. Tên này được đặt dựa trên hoạt động nội hàm của ngày lễ, dịp này các thành viên trong gia đình đang làm ở bất kỳ đâu cũng sẽ quay về nhà ông bà, cha mẹ để cảm nhận không khí hạnh phúc sum vầy của ngày Tết Trung Thu bên mâm cỗ nhiều bánh trái và tiếng cười rộn rã của trẻ nhỏ.
Tết hoa đăng: Tên gọi này xuất phát từ Trung Quốc, thả hoa đăng là một trong những hoạt động thường trong ngày Tết Trung Thu. Thời điểm này, không chỉ người dân trang trí trước nhà bằng những lồng đèn rực rỡ mà còn thả những chiếc lồng đèn hoa đăng thả trên dòng nước. Bên trong những chiếc lồng đèn hoa đăng là những lời ước nguyện cầu mong của người dân cùng với ngọn nến thắp sáng thả trôi theo dòng nước.
3. Câu chuyện về ngày Tết Trung thu
Nhiều người cho rằng, Tết Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về Tết Trung thu khác nhau.
Nếu như Trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại là câu chuyện Sự tích về chú Cuội cung trăng.
Truyền thuyết về Hằng Nga trong câu chuyện Tết Trung thu
Truyện kể rằng từ lâu xưa, trên trời có đồng thời xuất hiện 10 ông mặt trời chiếu ánh xuống trái đất, làm cho thế giới trở nên nóng bức, nước biển cạn kiệt, con người không thể sống. Vì sự nguy cơ này, người anh hùng Hậu Nghệ đã leo lên đỉnh núi cao và sử dụng cây cung thần để bắn rụng 9 ông mặt trời, chỉ để lại một mặt trời duy nhất. Hành động này đã đem lại lòng kính trọng và yêu mến từ mọi người.
Chẳng bao lâu sau đó, Hậu Nghệ đã kết hôn với Hằng Nga, một người vợ xinh đẹp và tốt lành. Một ngày kia, Hậu Nghệ tình cờ gặp Vương mẫu nương nương trên đỉnh núi Côn Lôn và nhờ cô cho một viên thuốc trường sinh bất tử. Khi uống viên thuốc, anh sẽ ngay lập tức biến thành tiên trên trời. Tuy nhiên, vì anh không muốn xa vợ, anh đã giao thuốc cho Hằng Nga để cất giữ. Thật không may, điều này đã bị một học trò của Hậu Nghệ, là Bông Môn, phát hiện và âm mưu cướp thuốc thần trong lúc Hậu Nghệ vắng nhà. Không còn cách nào khác, Hằng Nga đành phải uống hết viên thuốc vào bụng. Sau đó, nàng bỗng trở nên nhẹ nhàng, rời xa mặt đất và bay lên cung trăng – nơi gần gũi với nhân gian nhất vì nhớ chồng và trở thành tiên.
Hậu Nghệ trở về và khi biết chuyện, anh đứng trước trời và gọi tên vợ. Anh kinh ngạc phát hiện rằng mặt trăng hôm nay đặc biệt sáng rực, và còn có một hình bóng trông thật giống vợ mình. Anh đã quyết định lập bàn hương và đặt những món đồ mà Hằng Nga thích lên để thờ phượng nàng trên cung trăng. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” trong đêm Trung thu cũng đã truyền khắp dân gian.
Câu chuyện Chú Cuội trên cung trăng
Ngày xưa, có một người tiều phu tên Cuội. Một hôm, Cuội vào rừng và giết bốn con cọp con. Cọp mẹ về và dùng lá của một cây thần để cứu sống chúng. Cuội thấy vậy liền đào cây về nhà. Trên đường, Cuội gặp một ông lão và dùng lá cây cứu sống ông. Ông lão nói cây này có phép “cải tử hoàn sinh”. Ông lão dặn Cuội không tưới cây bằng nước bẩn.
Cuội dùng cây để cứu sống nhiều người và trở nên nổi tiếng. Cuội cũng cứu một chú chó và nó theo anh làm bạn. Sau đó, Cuội cứu sống con gái của một gia đình giàu có. Cuội lấy cô gái đó làm vợ. Một hôm, vợ Cuội bị những tên cướp giết. Cuội dùng ruột của chó để cứu vợ và sau đó nặn ruột đất cho chú chó. Từ đó trở đi, vợ Cuội từ đó trở nên đãng trí.
Dù Cuội dặn vợ không được tưới nước bẩn cho cây quý, vợ vẫn quên. Một ngày, khi Cuội đi vắng, người vợ đãng trí của Cuội đã tưới nước bẩn vào gốc cây. Ngay lập tức, mặt đất rung chuyển, cây bật gốc và bắt đầu bay lên trời. Khi Cuội trở về, anh cố gắng níu cây lại nhưng không kịp. Cây kéo cả Cuội bay lên cung trăng.
Từ đó, Cuội sống trên cung trăng với cây quý của mình.
Tết Trung Thu không chỉ đơn thuần là lễ hội, mà còn là dịp để gia đình gắn kết, thể hiện tình yêu thương và truyền tải những giá trị văn hóa tốt đẹp cho thế hệ mai sau.
Hán Ngữ Trần Kiến đang có chương trình “BỐC THĂM MAY MẮN, NHẬN NGAY QUÀ XỊN”. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin cụ thể hãy liên hệ ngay cho Hán Ngữ Trần Kiến nhé!
Thông tin liên hệ:
Tham khảo thêm: